1. Phí bảo hiểm: 6.020.300 đồng/năm (Đã có VAT)
Giá bán siêu chiết khấu: Gọi ngay Tuấn 0926.024.999 để được hưởng Khuyến mãi đặc biệt: GIẢM 60% PHÍ (Phục vụ tận nơi tại TP.HCM, Free ship toàn quốc)
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe khách 47 chỗ: là loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật, bắt buộc chủ xe/ lái xe phải mua, gặp CSGT bạn phải có, đi đường bạn phải đem theo.
Đối với xe ô tô 47 chỗ có kinh doanh vận tải, Bảo hiểm này có tác dụng bảo hiểm cho người thứ 3 và cho hành khách khi xảy ra tai nạn, nghĩa là khi người sử dụng xe ô tô gây tai nạn thì Cty bảo hiểm sẽ bồi thường cho bên bị tai nạn và hành khách ngồi trên xe của chủ xe đã mua bảo hiểm theo mức có kinh doanh vận tải.
2. Quyền lợi BH TNDS chủ xe ô tô:
Theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15/01/2021 của Bộ Tài chính và Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe, Bảo Hiểm sẽ thay chủ xe (xe ô tô 47 chỗ có kinh doanh vận tải) bồi thường những thiệt hại sau :
+ Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra theo mức tối đa như sau:
- Về người: 150trđ/người/vụ * số người bị thiệt hại (không giới hạn số người)
- Về Tài sản: 100trđ/vụ.
+ Thiệt hại đối với hành khách ngồi trên xe:
- Về người: 150trđ/người/vụ * số hành khách bị thiệt hại
3. Phạm vi bảo hiểm
– Đối với thiệt hại về người: Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lý… theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
– Đối với thiệt hại tài sản: bồi thường thiệt hại thực tế theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra;
4. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
– Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm.
– Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm.
Trong một số trường hợp cụ thể, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 1 năm
5. Câu hỏi thường gặp: Tại sao tôi phải mua bảo hiểm TNDS bắt buộc?
Tai nạn là điều không ai mong muốn. Khi có tổn thất xảy ra, Bộ Luật Dân Sự quy định chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra, nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân không được bồi thường do chủ xe không đủ năng lực tài chính hoặc người gây tai nạn chết trong tai nạn. Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa đáng, Nhà nước quy định phải mua bảo hiểm TNDS bắt buộc cho xe cơ giới nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội, khi đó Bảo hiểm sẽ thay mặt cho chủ xe bồi thường cho bên thứ ba những thiệt hại về người và tài sản, cho hành khách những thiệt hại về người với mức tối đa như sau:
- Về người: 150.000.000đ/người/vụ tai nạn.
- Về tài sản: 100.000.000đ/vụ tai nạn.
Chúng ta thường hay thắc mắc “tôi mất mấy triệu đồng mua bảo hiểm, tôi chẳng thấy được tí lợi ích gì…” nhưng nếu không mua, khi có chuyện gì thì chúng ta sẽ phải tự bỏ tiền túi ra mà đền. Ví dụ như vụ tai nạn xe khách lao xuống cầu Sêrêpôk ở Đắk Lắk làm 34 người thiệt mạng, 21 người bị thương, nếu không mua bảo hiểm TN dân sự bắt buộc, chủ xe sẽ phải tự bỏ ra số tiền 34ng x 150trđ/ng = 5,1 tỷ đền bù, chưa kể chi phí chữa trị cho 21 người bị thương lên đến hàng tỷ đồng nữa, trong khi chi phí mua bảo hiểm chỉ vài triệu đồng/năm.
=> Bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới sẽ giúp bạn giảm bớt phần trách nhiệm phải bồi thường cho người bị nạn và yên tâm khi điều khiển chiếc xe của mình tham gia giao thông.
II. Bảo hiểm tự nguyện người ngồi trên xe:
Theo quy định, bảo hiểm TNDS Bắt Buộc chưa bao gồm bảo hiểm tai nạn lái/phụ xe, nên để đảm bảo quyền lợi cho Lái xe và Phụ xe (nếu có), bạn nên mua bảo hiểm tự nguyện với các mức như sau:
- Mức phí 15.000đ/người – Mức bảo hiểm : 10trđ/người/vụ.
- Mức phí 30.000đ/người – Mức bảo hiểm : 20trđ/người/vụ.
- Mức phí 100.000đ/người – Mức bảo hiểm : 50trđ/người/vụ
III. Bảo hiểm 2 chiều (vật chất xe):
Bảo hiểm Bắt buộc TNDS là để đền cho Bên thứ 3 (phía bên bị xe của chủ xe gây thiệt hại) và Hành khách ngồi trên xe của chủ xe; Bh Lái phụ xe là để đền cho Lái phụ trên xe của chủ xe
Vậy bản thân chiếc xe của chủ xe lỡ không may bị móp méo, hư hỏng, thiệt hại … thì bảo hiểm nào đền? Đó là bảo hiểm Vật chất thân xe.
Bảo hiểm Vật chất thân xe là bảo hiểm tài sản (vật chất) cho chiếc xe của bạn khi có thiệt hại vật chất xảy ra do thiên tai, tai nạn bất ngờ, không lường trước được trong các trường hợp như: Đâm, va, lật, đổ, chìm, rơi toàn bộ xe, bị các vật thể khác rơi vào; Hỏa hoạn, cháy, nổ; Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên; Mất toàn bộ xe do trộm, cướp… Đối với xe thế chấp, vay trả góp ngân hàng thì chủ xe phải có loại bảo hiểm này ngân hàng mới giải ngân/ gia hạn cà vẹt xe để xe đi đường, đi đăng kiểm/ xét xe.
Phí bảo hiểm vật chất thân xe được tính theo chi tiết từng Loại xe, Đời xe, Mục đích sử dụng xe, Các điều khoản bổ sung theo yêu cầu của chủ xe,… nên mỗi xe sẽ có mức phí khác nhau