Nhiều tài xế Việt mắc lỗi khiến vô-lăng bị khóa chặt | LXAT

Chuyên mục: Lái xe an toàn – BaohiemOtoXemay.com

Trong một số trường hợp, lái xe cố đánh lái khi ô tô đang khóa (lock) khiến vô lăng xe bị khóa chặt.
loi-lai-xe1
Vô-lăng không bị khóa khi tắt máy, đánh tay lái

Khá nhiều tài xế Việt nhất là phụ nữ và những tài mới thường gặp phải trường hợp không thể xoay vô lăng dù đã nổ máy. Nguyên nhân là vì vô lăng đã bị khóa. Phần lớn những người lần đầu gặp trường hợp này sẽ hoảng hốt gọi “cứu viện”. Tuy nhiên, đây không phải là lỗi mà chỉ là một tính năng giúp đề phòng xe bị đánh cắp của ô tô. Thông thường mắc phải lỗi này là do tài xế vẫn cố xoay vô lăng dù xe đã tắt máy.

loi-lai-xe2
Tài xế cố tình đánh lái luc xe bị khóa khiến vô lăng bị khóa chặt

Vô lăng sẽ khi khóa khi ô tô đã tắt máy, trợ lực không hoạt động mà tài xế vẫn cố tình xoay vô lăng. Đây là một tính năng được nhà sản xuất ô tô thiết kế để chống trộm. Thông thường, những mẫu ô tô sở hữu hệ thống lái trợ lực điện thì tay lái sẽ bị nặng khi tắt máy do động cơ không hoạt động dẫn đến bơm dầu thủy lực hỗ trợ sẽ mất nguồn cấp năng lượng. Những trường hợp này không phải bị khóa vô lăng mà là dùng lực lớn hơn bình thường để đánh lái bởi vậy chị em phụ nữ thường khó đánh lái do “chân yếu tay mềm”.

loi-lai-xe3
Vô lăng vẫn bị khóa (lock) dù mở khóa xe

Những mẫu xe hơi được trang bị chìa khóa cơ sẽ khó tra chìa vào ổ khi vô lăng bị khóa. Do đó, cần đồng thời cắm chìa vào ổ khóa vừa đồng thời cần lắc nhẹ vô lăng. Trong một số trường hợp đỗ xe bánh lái không thẳng và vẫn tắt máy thì khi đôi khi sẽ bị khóa vô lăng khi rút chìa.

loi-lai-xe4
Khởi động máy để vô lăng trở lại hoạt động bình thường

Đây chỉ là một tính năng chống trộm, đảm bảo an toàn về tài sản cho chủ xe nên không gây hại hay gây ảnh hưởng gì đến hệ thống lái của ô tô. Các chuyên gia khuyến cáo tài xế nên đánh lái thẳng khi đỗ xe và khi chưa nổ máy động cơ thì không nên đánh lái “chết”.